UBND HUYỆN PHÚC THỌ TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐÌNH
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuân Đình, ngày 28 tháng 8 năm 2022 |
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2022 - 2023
Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học;
Căn cứ công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 7/6/2021 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học;
Căn cứ Hướng dẫn số 3799/BGD-GDTH ngày 01/9/2021 của Bộ GDĐT về việc thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 đáp ứng chương trình GDPT 2018;
Căn cứ Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/08/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông;
Căn cứ thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của trường Tiểu học Xuân Đình; trường Tiểu học Xuân Đình thống nhất quy định hoạt động chuyên môn cụ thể như sau:
PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chế độ công tác, quy định hồ sơ chuyên môn và chế độ thanh tra, kiểm tra đối với CB,GV.
Phạm vi áp dụng: Trong trường Tiểu học Xuân Đình.
Đối tượng áp dụng: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, văn phòng, cán bộ thư viện và các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.
PHẦN II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. Đối với Ban giám hiệu
- Quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, triển khai cụ thể và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc.
- Xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần điều hành tổ chuyên môn, tổ văn phòng và giáo viên thực hiện. Xây dựng lịch công tác, thời khóa biểu cho GV.
- Quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình kế hoạch dạy học và sử dụng thiết bị.
- Kiểm tra việc đánh giá xếp loại học sinh, xét duyệt học sinh hoàn thành chương trình lớp học, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. Tổ chức kiểm tra lại với những học sinh chưa hoàn thành môn học trong lần kiểm tra định kỳ cuối năm, tổ chức cho học sinh ôn tập trong hè.
- Tổ chức các cuộc thi cho giáo viên, học sinh có đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Chỉ đạo việc ra đề, tổ chức kiểm tra định kì đúng lịch, đúng quy chế, báo cáo chất lượng chính xác đúng thời gian quy định.
- Thực hiện giảng dạy (2t/tuần), dự giờ, kiểm tra giáo viên đúng quy định.
II. Đối với giáo viên
- Thực hiện các nhiệm vụ do Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng điều hành để thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và tham gia đầy đủ vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của học sinh trong khung giờ học sinh tham gia hoạt động giáo dục tại trường theo thời khóa biểu quy định.
III. Quy định các loại hồ sơ của GV, tổ chuyên môn (Theo điều 21 TT 28/2020/TT-BGDĐT)
1. Hồ sơ của nhà trường
- Sổ đăng bộ.
- Học bạ.
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
- Kế hoạch hoạt động giáo dục theo năm học.
- Hồ sơ phổ cập giáo dục.
- Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật (nếu có học sinh khuyết tật học tập).
2. Hồ sơ của giáo viên
Giáo viên phải có đầy dủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định như sau:
- Kế hoạch bài dạy.
- Lịch báo giảng.
- Sổ dự giờ.
- Sổ công tác.
- Sổ chủ nhiệm.
- Kế hoạch cá nhân.
- Sổ ghi chép chuyên đề và sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Bảng tổng hợp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: giữa học kỳ I, cuối kỳ I; giữa kỳ II, cuối kỳ II (in 2 bản mỗi lần: 1 bản nộp về BGH, 1 bản làm minh chứng trong sổ chủ nhiệm đảm bảo tính pháp lý).
- Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
3. Đối với tổ chuyên môn: Sổ ghi chép nội dung các hoạt động của tổ.
- Kế hoạch dạy học các môn học và giáo dục của tổ chuyên môn.
- Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Lịch báo giảng tổ chuyên môn.
- Báo cáo giữa HKI, cuối HKI, giữa HKII, báo cáo tổng kết cuối năm học.
IV. Quy định chung từng loại sổ của giáo viên
1. Kế hoạch bài dạy
- Thực hiện theo đúng công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 7/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học.
- Soạn đủ, đúng các tiết học theo thời khoá biểu thể hiện trên Lịch báo giảng, soạn trước ít nhất 1 ngày.
- Trình bày đồng nhất một phông chữ, cỡ chữ, tiêu đề, các cột của trang kế hoạch, đồng nhất về cách trình bày trong tất cả các tiết; xếp thứ tự các tiết dạy đúng theo lịch báo giảng (theo ngày/tuần)
- Bìa Kế hoạch dạy học phải có đủ tên trường lớp và tên giáo viên, năm học, quyển số...,
*Lưu ý: Trong khi xây dựng kế hoạch bài dạy GV cần chú ý tới:
- Câu hỏi có phân hóa đối tượng HS trong lớp.
- Lồng ghép giáo dục An ninh quốc phòng.
- Giáo dục liên hệ thực tế (thể hiện nội dung tích hợp liên môn).
- Khối 5 bán sát thực hiện theo công văn 3799/ BGDĐT đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Kế hoạch bài dạy của tiết HDH thể hiện phân hóa đối tượng rõ ràng.
- GV dạy môn chuyên xây dựng kế hoạch bài dạy theo khối lớp/ tuần.
2. Kế hoach cá nhân
- Thực hiện theo tuần, tháng.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, bám sát kế hoạch của nhà trường.
3. Lịch báo giảng
- Ghi đủ các thông tin có trong sổ. Nếu nghỉ do kế hoạch của nhà trường mà dạy bù chương trình cần thể hiện rõ từng tiết học.
- Tổ trưởng lên chương trình trước ngày thứ sáu hàng tuần.
4. Sổ dự giờ
- Ghi đầy đủ diễn biến của tiết dạy, đánh giá đầy đủ các thông tin trong tiết dự yêu cầu.
- Tối thiểu mỗi GV văn hóa dự 20 tiết/năm học, tổ trưởng dự 30 tiết/năm học; giáo viên dạy môn chuyên 18 tiết/năm học; dự giờ đều các tháng trong năm học, tránh dự giờ tập trung vào một thời gian trong năm học.
5. Sổ công tác
- Sử dụng ghi chép đúng, đủ nội dung các buổi sinh hoạt, họp Hội đồng sư phạm,.. họp tổ và những công việc liên quan đến công tác hàng ngày.
- Thể hiện rõ thời gian, nội dung cần thống nhất trong buổi họp.
6. Sổ chuyên môn
- Sổ ghi chép đầy đủ các nội dung sinh hoạt chuyên môn.
7. Học bạ
- Cập nhật đủ các thông tin của giáo viên và học sinh theo các nôi dung có trong phần mền và thống nhất của nhà trường.
- Đánh giá nhận xét HS đúng quy chế chuyên môn.
- Học bạ in: đánh máy tất cả các nội dung, đối với HS kiểm tra rèn luyện trong hè, sau khi có kết quả kiểm lại trong hè sẽ in học bạ lần 2 là học bạ năm học.
V. Quy định các loại vở ghi HS:
- Lớp 1: Kỳ I: Vở Luyện viết; Kỳ II: vở Luyện viết, vở Chính tả.
- Lớp 2, 3: Vở Toán, vở Tiếng Việt, vở Tập viết, Chính tả, vở ghi bài.
- Lớp 4; 5: Vở Toán, vở Tiếng Việt, vở Chính tả, vở Tập làm văn, vở ghi chung, vở Khoa-Sử-Địa.
VI. Quy định về nhận xét vở, chấm chữa bài học sinh làm
1. Định mức
- Toán: Chấm chữa, nhận xét ít nhất 1 lần/tuần/1HS/1 quyển (ngoài ra có cho HS chấm chữa, kiểm tra).
- Tập làm văn: Chấm chữa nhận xét 100% bài kiểm tra viết.
- Chính tả: Chấm chữa, nhận xét 50% số bài viết.
- Tập viết: Chấm chữa, nhận xét 20% số bài viết.
- Các môn khác: Nhận xét 10% đến 15% số HS/lớp/tiết học.
- Âm nhạc, Thể dục: Nhận xét thường xuyên trong các tiết dạy trên lớp đảm bảo khách quan, chính xác.
2. Yêu cầu về chữa bài và ghi lời nhận xét trong vở học sinh
- Chữa bài đảm bảo tính chính xác cho học sinh.
- Lời nhận xét thể hiện sự động viên, khích lệ sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều HS cần lưu ý để không mắc sai lầm giúp HS tiến bộ trong học tập.
- Chữ viết của giáo viên đúng mẫu, rõ ràng, dễ đọc tránh tình trạng viết chữ ngoạch ngoạc, cẩu thả trong vở HS.
3. Quy định về xếp loại vở của lớp
- Xếp loại Tốt: Chấm đủ số lượng theo quy định, chấm chữa đúng, ghi lời nhận xét rõ ràng, đúng quy định; vở học sinh có bọc bìa dán nhãn, ghi đủ bài, không cách vở, vở tương đối sạch sẽ. Chữ viết chuẩn mực.
- Xếp loại Khá: Chấm tương đối đủ số lượng theo quy định, chấm chữa đúng, lời nhận xét rõ ràng; còn học sinh bỏ bài, vở chưa sạch sẽ, chưa có nhãn vở.
- Xếp loại TB: Có chấm chữa bài, chấm chữa chưa đảm bảo số lượng theo quy định; chấm chữa đúng, ghi lời nhận xét rõ ràng, còn học sinh bỏ bài, vở chưa sạch sẽ, chưa có nhãn vở.
- Không xếp loại: Chấm chữa quá ít hoặc chấm chữa sai về mặt kiến thức.
- Riêng đối với vở chính tả, tập viết, TLV: Lớp đạt VSCĐ phải đạt 70% số học sinh được xếp loại A trong đợt kiểm tra.
5. Quy định tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (viết chính tả) của học sinh như sau:
Lớp | Tốc độ cần đạt | Giữa HK I | Cuối HK I | Giữa HK II | Cuối học kì II |
Lớp 1 | Đọc | Khoảng 20 - 30 tiếng/phút | Khoảng 40 – 60 tiếng /phút | ||
Viết | Khoảng 20 chữ/15phút | Khoảng 30 chữ/15phút | |||
Lớp 2 | Đọc |
| Khoảng 70 tiếng/phút |
| Khoảng 80 tiếng/phút |
Viết |
| Khoảng 40 chữ/15phút |
| Khoảng 50 chữ/15phút | |
Lớp 3 | Đọc |
| Khoảng 90 tiếng/phút |
| Khoảng 100 tiếng/phút |
Viết |
| Khoảng 60chữ/15phút |
| Khoảng 70 chữ/15phút | |
Lớp 4 | Đọc | Khoảng 75 tiếng/phút | Khoảng 80 tiếng/phút | Khoảng 85 tiếng/phút | Khoảng 90 tiếng/phút |
Viết | Khoảng 75 chữ/15phút | Khoảng 80 chữ/15phút | Khoảng 85 chữ/15phút | Khoảng 90 chữ/15phút | |
Lớp 5 | Đọc | Khoảng 100 tiếng/phút | Khoảng 110 tiếng/phút | Khoảng 115 tiếng/phút | Khoảng 120 tiếng/phút |
Viết | Khoảng 95 chữ/15phút | Khoảng 95 chữ/15phút | Khoảng 100 chữ/15phút | Khoảng 100 chữ/15phút |
VI. Quy định về việc giảng dạy trên lớp
- Dạy đúng, đủ số tiết theo quy định. Không cắt xén chương trình. Nếu có nghỉ ngày lễ, ngày rét cần dạy bù chương trình (Cần thể hiện trên Lịch báo giảng)
- Không tự ý đảo lộn thứ tự tiết dạy trong một buổi hoặc trong các buổi.
- Truyền thụ kiến thức cảu bài học đảm bảo chính xác, có hệ thống. Tuyệt đối không dạy sai kiến thức.
- Sử dụng CNTT và ĐDDH trong các tiết dạy một cách triệt để. Không để tình trạng đồ dùng để trong tủ mà giáo viên không dùng, HS không được sử dụng.
- Kết hợp các phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các tiết dạy cần thể hiện đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, phát huy năng lực của học sinh.
- Quan tâm đặc biệt tới từng đối tượng học sinh yếu kém ở trong lớp, đặc biệt là học sinh yếu kém về môn Toán, Tiếng Việt, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Giáo viên chủ nhiệm phải có danh sách học sinh cần giúp đỡ của lớp mình và thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh. Sau mỗi kỳ kiểm tra cần có sự đối chiếu xem mức độ tiến bộ của học sinh để có biện pháp tiếp tục bồi dưỡng cho phù hợp.
- GV không làm việc riêng, hạn chế đối đa việc sử dụng điện trong lớp học, không bỏ lớp đi ra ngoài quá 5 phút, không tùy tiện sai học sinh làm việc khác ngoài việc học tập.
- Khi chuyển tiết học môn năng khiếu GV chủ nhiệm cần bàn giao HS cho giáo viên năng khiếu tiếp nhận HS và ngược lại khi hết tiết GV năng khiếu phải bàn giao HS cho GV chủ nhiệm (đối với tiết 2, tiết 4).
- GV có việc riêng cần nhờ người dạy hộ 1 tiết xin phép BGH (Tối đa nhờ dạy hộ 3 lần/HK).
- Cần quan tâm đến tất cả học sinh trong lớp, tránh hiện tượng trong giờ dạy chỉ tập trung gọi một số HS phát biểu.
- Viết bảng đẹp, đúng mẫu, đúng cỡ, trình bày bảng các môn theo quy định. (Quy định trình bày bảng tại các chuyên đề).
- Thực hiện đầy đủ tiến trình các bước lên lớp, nhận xét, chữa bài cho HS đúng theo quy định.
- GV thường xuyên khuyến khích, động viên đánh giá HS theo TT22, TT30, TT 27/ TT- BGDĐT. Quan tâm đến việc rèn nề nếp và kỹ năng sống cho học sinh.
VII. Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học
- Đồ dùng dạy học được để ở tủ của các lớp, được giáo viên chủ nhiệm sắp xếp theo tuần dạy (thứ sáu cuối tuần sắp xếp đồ dùng cho tuần sau).
- Giáo viên sử dụng đồ dùng thường xuyên trong các tiết học (đồ dùng dạy học theo danh mục đồ dùng dạy học tối thiểu.). Sử dụng linh hoạt, không lạm dụng đồ dùng dạy học.
- Ban giám hiệu sẽ kiểm tra đột xuất việc sử dụng đồ dùng dạy học của GV.
- Sử dụng các thiết bị được cung cấp có hiệu quả, khuyến khích tự trang bị các phương tiện công nghệ thông tin, tự làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy.
- Quy định dạy trên bài giảng điện tử: Đối với giáo viên dạy: Tối thiểu dạy 2/3 số tiết/tuần (đối với lớp có máy chiếu hoặc tivi).
VIII. Tổ chuyên môn
- Có trách nhiệm lên kế hoạch của tổ - khối, quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong tổ. Xây dựng Kế hoạch chi tiết, cụ thể, đặc biệt là chỉ tiêu thi đua phải có số liệu và tỉ lệ %.
- Tổ chức cho GV các lớp đăng kí chỉ tiêu thi đua.
- Có trách nhiệm phân công GV dạy chuyên đề, thao giảng ở các môn.
- Chỉ đạo các thành viên trong tổ hoàn thành tốt công việc.
- Tổ chức mở chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, học tập, phụ đạo, bồi dưỡng HS để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH.
- Dự giờ, kiểm tra hồ sơ GV, các loại vở HS cùng với BGH.
- Xây dựng khối đoàn kết, đẩy mạnh phong trào thi đua trong tổ.
- Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra của tổ.
- Hồ sơ chuyên đề: biên bản triển khai thực hiện.
- Giáo viên cần nghiên cứu bài dạy cho các tuần sau để đưa ra những bài học, bài tập khó cùng tổ thảo luận và tìm huớng dạy (không giới hạn môn học). Mỗi GV phải tự chọn một vần đề gặp khó khăn để đưa ra khối cùng giải quyết.
- Sinh hoạt tổ chuyên môn: 2lần/tháng vào Thứ Sáu tuần 1 và 3 hàng tháng.
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn:
+ Đánh giá nhận xét tuần.
+ Kế hoạch tuần tới.
+ Thống nhất chuyên môn: Trao đổi bài khó dạy, phần kiến thức khó, bài tập khó, trao đổi về việc giảng dạy nhằm phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh, trao đổi về cách chấm và chữa bài. Thống nhất phương pháp giảng dạy của từng môn học, thống nhất kiến thức của tiết Hướng dẫn học, các tiết HĐTT, rèn kĩ năng sống trong tuần sau, thống nhất về các chuyên đề của tổ.
+ Trao đổi về biện pháp giáo dục học sinh. Trao đổi tình hình lớp, tình hình học tập của học sinh giữa giáo viên dạy bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.
*Yêu cầu: Giáo viên phải tham gia ý kiến xây dựng tổ, trao đổi về chuyên môn khi sinh hoạt tổ để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
IX. Công tác kiểm tra của Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn
*Ban giám hiệu:
- Kiểm tra nội bộ: 1/3 tổng số giáo viên.
- Kiểm tra HSSS: 1 lần/ tháng.
- Kiểm tra vở ghi của học sinh: 1 lần/ kỳ.
- Dự giờ đột xuất: 100% số giáo viên.
- Kiểm tra đột xuất việc sử dụng đồ dùng dạy học.
*Tổ trưởng chuyên môn:
- Cùng BGH kiểm tra nội bộ giáo viên của tổ có trong danh sách kiểm tra.
- Kiểm tra hồ sơ giáo viên trong tổ: 1 lần/tháng các loại sổ sách theo quy định.
- Kiểm tra vở ghi của học sinh.
- Dự giờ báo trước và đột xuất theo lịch của nhà trường.
*Căn cứ vào kết quả kiểm tra để xếp loại chung về HSSS:
- Hồ sơ xếp loại Tốt: Số lần kiểm tra XL Tốt chiếm 60%, không có XL Trung bình.
- Hồ sơ xếp loại Khá: Số lần kiểm tra có XL Tốt, Khá chiếm 60%, còn lại XL Trung bình, không có nội dung không xếp loại.
- Hồ sơ xếp loại TB: Số lần kiểm tra có XL Tốt, Khá và có từ trên 40% số lần XL Trung bình.
X. Các quy định khác
1. Quy định về nề nếp, tác phong
- Thực hiện nghiêm túc giờ giấc hội họp, giờ giấc lên lớp. Không trao đổi, nói chuyện riêng trong giờ hội họp.
- Giáo viên có mặt trước giờ vào lớp 10 phút.
- Các đồng chí giáo viên tự giác lên lớp khi nghe hiệu lệnh trống. Tác phong nhanh nhẹn khi lên xuống lớp.
- Tư thế, tác phong chuẩn mực; trang phục phù hợp, gọn gàng, nghiêm túc; có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc chung và trong các hoạt động tập thể của nhà trường.
- Giáo viên không tự ý đổi tiết cho giáo viên khác; muốn đổi tiết phải báo và được sự nhất trí của BGH.
- Giáo viên nghỉ ốm phải có giấy của bệnh viện, nghỉ việc riêng phải báo cáo trước với Hiệu trưởng.
2. Quy định về thông tin, báo cáo
- Báo cáo đúng lịch.
- Thông tin báo cáo đảm bảo chính xác, đúng biểu mẫu quy định.
- Số liệu báo cáo về HS phải khớp giữa các loại sổ sách, báo cáo.
Trên đây là quy định về chuyên môn năm học 2022 - 2023 của trường Tiểu học Xuân Đình. Các tổ chuyên môn, giáo viên nghiên cứu kế hoạch để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra./.
Nơi nhận: - BGH (để ch/đ); - TTCM, GV (để th/h) - Lưu VP. | T/M BAN GIÁM HIỆU (PHÓ HIỆU TRƯỞNG)
Nguyễn Tuấn Anh |